Vui lòng nhập địa chỉ email của bạn vào box dưới đây:



Bí kíp trả lời 10 câu hỏi phỏng vấn điển hình của các trường đại học

Không chỉ Oxford, Cambridge, mà còn rất nhiều trường đại học khác tiến hành phỏng vấn như một phương tiện để chọn ra sinh viên tương lai phù hợp với tiêu chuẩn của mình. Không may, rất nhiều ứng viên dù có thành tích rất tốt trong hồ sơ, nhưng lại hoàn toàn bị sụp đổ trước áp lực của cuộc phỏng vấn. Chìa khóa cho một cuộc phỏng vấn thành công chính là sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong bài viết này, Royal Education xin chia sẻ với các bạn mẹo để vượt qua 10 câu hỏi điển hình trong các bài phỏng vấn một cách thông minh và ấn tượng nhất.



Phỏng vấn là thử thách cuối cùng trước khi cánh cửa đại học mở ra. Liệu bạn đã sẵn sàng?


1. Tại sao bạn chọn môn học này?

Đây có lẽ là một trong những câu hỏi quan trọng nhất mà bạn có thể được hỏi trong cuộc phỏng vấn. Những người phỏng vấn đang tìm kiếm ứng viên chứng tỏ được sự quan tâm nhất định tới môn học mà họ đã đăng ký.

Bạn nên trả lời:

"Bởi vì tôi thích môn học này” hoặc "Vì môn học này hoàn toàn phù hợp với định hướng nghề nghiệp tương lai của tôi” – bạn sẽ có nhiều khả năng cam kết và thành công hơn với môn học mà bạn thật sự thích.

Và bạn không nên trả lời:

"Bởi vì môn học này có ít ứng viên hơn cho mỗi vị trí”

"Bởi vì tôi không có khả năng đạt điểm cao với [những môn học mang tính chất cạnh tranh hơn]”

"Bởi vì giáo viên/ phụ huynh nói rằng tôi nên…”

"Bởi vì nó có thể giúp tôi kiếm được nhiều tiền”

Các câu trả lời này cho thấy bạn hoàn toàn không có hứng thú với chính môn học mà lựa chọn nó vì một lý do không chính đáng.

2. Tại sao bạn chọn trường đại học này?

Ban tuyển sinh muốn biết rằng bạn có lý do chính đáng để lựa chọn trường đại học của họ cũng như đã tìm hiểu về nó. Đây là một cơ hội tốt để thể hiện những kiến thức mà bạn có về ngôi trường này.

Nên nói:

"Bởi vì tại đây có những cơ sở tốt nhất dành cho môn học mà tôi đã chọn”

"Bởi vì tôi thích cách trường đại học này tiếp cận với môn học tôi lựa chọn”

Không nên:

"Cuộc sống về đêm”

"Bởi vì trường này có học phí thấp hơn”

"Tôi không quyết định được phải apply vào đâu/ Tôi chỉ cố hoàn thành mẫu đơn UCAS”

Cố gắng đừng trả lời những gì không-liên-quan đến việc học bạn nhé!

3. Tại sao bạn chọn chương trình A-level?

Bạn cần chứng minh được những quyết định mình thực hiện có liên quan đến kế hoạch học tập trong tương lai. Câu hổi này có mục đích kiểm tra xem bạn có nỗ lực để thực hiện kế hoạch của mình không.

Nên nói:

"Tối đã chọn môn học mà tôi nghĩ sẽ giúp ích cho khóa học này”

"Tôi chọn môn học mà mình ưa thích và cẩm thấy có nhiều động lực học tập”

"Tôi chọn những môn học có thể bổ sung cho nhau” – cho thấy bạn có sự kết nối giữa các môn học và có tầm nhìn được toàn cảnh.

Không nên nói:

"Tôi phải chọn môn A vì môn B không phù hợp với thời gian biểu của mình”

"Tôi chọn môn học có ít bài tập về nhà nhất”

"Tôi không thích môn học nào khác”

Sau những câu hỏi tập trung chủ yếu về mặt học thuật, chúng ta cùng xem qua các câu hỏi nhanh khác nhé!

4. Hiện tại bạn đang đọc những gì?

Những câu hỏi như thế này được dùng để bắt đầu cuộc trò chuyện sâu hơn, cũng như để tìm hiểu xem bạn đang đọc những gì ngoài giáo trình A-level.

Nên nói:

Một tác phẩm nào đó liên quan đến môn học của bạn. Đối với các môn khoa học, các cuốn sách nổi tiếng như Nature, Scientific American hoặc New Scientist đều có thể chấp nhận được và bạn có thể thảo luận về những bài báo hay khám phá mà bạn quan tâm.

Đối với môn không liên quan đến tiếng Anh, bạn có thể nói đến một tác phẩm hư cấu có liên quan và bạn nghĩ rằng họ có thể đã đọc nó - ví dụ "Pompeii" của Robert Harris (áp dụng cho khảo cổ học cổ điển).

Không nên nói về những gì không liên quan tới môn học hoặc những gì bạn chưa thực sự đọc

5. Bạn có thể mang tới điều gì cho trường?

Tránh những câu trả lời hài hước hoặc phóng đại; thay vào đó, hãy tập trung vào giới thiệu bản thân một cách khiêm tốn và làm nổi bật những tố chất tốt.

Nên nói:

"Là một thành viên nhiệt tình của nhóm thảo luận tại trường trung học, tôi rất thích những chủ đề thảo luận về học tập. Tôi nghĩ mình có thể đóng góp rất nhiều cho những buổi thảo luận trên lớp”

"Tôi có khả năng tốt trong việc sắp xếp mọi thứ; và rất quan tâm tới việc tổ chức sự kiện cho khoa”

"Tôi thích thuyết trình, đặc biệt là chuẩn bị tài liệu nên tôi nghĩ mình sẽ rất có ích khi làm việc nhóm”

Không nên nói:

"Sự hài hước tuyệt vời”

"Tôi rất giỏi môn bóng bầu dục”

"Con chuột hamster của tôi”

6. Điểm yếu của bạn là gì?

Chìa khóa cho câu hổi này là biến điểm yếu của bạn thành điều gì đó không quá tiêu cực.

Nên nói:

"Tôi rất cầu toàn – đôi khi tôi dành quá nhiều thời gian để hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất có thể”

"Tôi tiêu quá nhiều tiền vào việc mua sách”

Không nên nói:

"Tôi rất lười biếng”

"Tôi sẽ trở nên rất hung dữ nếu có người thắc mắc quan điểm của mình”

"Tôi không có điểm yếu”

7. Bạn có kinh nghiệm làm việc gì không? Công việc đó dạy cho bạn điều gì?

Đại diện tuyển sinh rất có hứng thú với kinh nghiệm làm việc của bạn, đặc biệt nếu nó có liên quan tới môn học.

Nên nói:

Bạn có thể nói rằng "nó cho tôi biết rằng đây chính là công việc mà tôi muốn theo đuổi” hoặc "công việc này mang lại cho tôi hứng thú với môn học”.

Ví dụ: "Đối mặt với tình huống khó khăn trong công việc bán thời gian dạy tôi phải kiên trì, kể cả khi bạn muốn từ bỏ - điều này áp dụng được trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là trong việc học”

"Tối dành cả mùa hè để làm trợ lý trong phòng thí nghiệm về Nghiên cứu và Phát triển. Công việc này dạy tôi cách tổ chức sắp xếp mọi thứ. Nó cũng cho tôi thấy rằng ánh sáng của tri thức có thể áp dụng vào cuộc đời thực như thế nào”

Không nên nói:

"Tôi không học được gì từ công việc của mình”

"Tôi từng làm phục vụ trong quá cà phê và điều đó cho tôi thấy rằng mình ghét khách hàng nhiều thế nào”

8. Bạn thấy rằng mình sẽ làm gì sau khi học xong đại học?

Câu hỏi này đánh giá suy nghĩ của bạn về tương lai, và bằng cấp giúp ích gì cho việc đó.

Nên nói:

Một công việc hoàn toàn phù hợp với những gì bạn sẽ học: "Tôi muốn tiếp tục học Thạc sĩ hoặc Nghiên cứu sinh và trở thành nhà nghiên cứu”

Không nên nói:

"Du lịch”

"Kết hôn với một người giàu có”

"Tôi chưa thực sự nghĩ về điều đó”

9. Bạn tự hào nhất về thành tích nào của mình?

Đây là một cơ hội nữa để chứng tỏ sự quan tâm của bạn tới môn học.

Nên nói:

"Tôi thấy tự hào khi được giải nhất trong cuộc thi làm thơ …” (nếu bạn apply khóa học tiếng Anh)

"Tôi đã đạt 100% điểm số trong kì thi…”

Không nên nói những thành tích của cá nhân bạn mà không có sự liên quan tới môn học bạn muốn đăng kí.

10. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Cuối cùng là câu hỏi mà mọi sinh viên đều phải trải qua. Hãy cố giữ câu trả lời của bạn ngắn gọn.

Nên nói:

Đây là một cơ hội tốt để tóm tắt lại những câu trả lời của bạn – điểm mạnh, định hướng nghề nghiệp, những gì bạn có thể cống hiến, vv

Không nên nói:

"Vì tôi tốt hơn những thí sinh khác” – trả lời một cách thiếu tích cực như vậy sẽ không mang lại sức thuyết phục. Và hạ thấp những ứng viên khác khiến bạn trở nên rất bất lịch sự.

 

Tự sáng tạo theo cách của riêng mình dựa trên những câu trả lời được gợi ý, bạn có thể tự tin rằng mình sẽ làm tốt đối với các câu hỏi phỏng vấn điển hình rồi nhé. Chúc bạn may mắn!

 

Chuyên mục › Chia sẻ

Chưa có bình luận nào...

Gửi bình luận của bạn


Du học - Du học Anh - Du học Úc - Du học Singapore - Du học Mỹ - Du học quốc tế